VN

Công trình thi công trọn gói - Nhà Bác Lan


Năm 2020, hầu hết các lĩnh vực kinh tế cả nước đều gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, thị trường bất động sản được nhận định là có những ảnh hưởng trực tiếp rõ rệt, nhiều

Năm 2020, hầu hết các lĩnh vực kinh tế cả nước đều gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, thị trường bất động sản được nhận định là có những ảnh hưởng trực tiếp rõ rệt, nhiều đơn vị/ doanh nghiệp phải “gồng mình” lên để chống dịch.

bat-dong-san-nghi-duong
Bất động sản nghỉ dưỡng gặp nhiều khó khăn trong năm 2020

Trong các phân khúc bất động sản, BĐS du lịch nghỉ dưỡng được nhận định là có những tổn thất nặng nề và dễ thấy nhất: 

Công suất lấp đầy khách sạn chỉ ở ngưỡng 25%

Theo báo cáo của Savills Việt Nam, qua 2 đợt dịch Covid-19, thị trường du lịch nghỉ dưỡng có sự phục hồi khá chậm, công suất lấp đầy thị trường chỉ ở ngưỡng 25%. Nguồn cầu du lịch chưa đủ để tác động rõ rệt đến phân khúc này. 

Lượng khách quốc tế giảm 80%

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến du lịch Việt Nam và bất động sản nghỉ dưỡng “thất thu” hàng chục tỷ USD do lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm đến 80% (so với năm 2019), lượng khách trong nước cũng giảm tới 50%.

Kể từ tháng 3/2020, Việt Nam ngừng đón khách quốc tế, chỉ còn hoạt động du lịch trong nước. Thêm vào đó, du lịch trong nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giãn cách xã hội. Như vậy có thể nói, năm 2020 thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gặp muôn vàn khó khăn.

Công suất phòng giảm 32%, giá phòng giảm 13%

Theo báo cáo từ Savills Việt Nam, công suất phòng khách sạn nghỉ dưỡng giảm xuống 32% trong 6 tháng đầu năm, trong khi giá phòng giảm xuống 13%. Trong đó phân khúc 5 sao chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mất lượng lớn khách hàng quốc tế. Dù quý III/2020, công suất phòng ổn định hơn nhưng giá phòng vẫn giảm 10%.

⅔ sản phẩm condotel không phát sinh giao dịch

Năm 2020 là một năm đáng buồn với loại hình condotel, thị trường gần như “đóng băng”. Cả nước ghi nhận 4000 sản phẩm condotel mới chào bán trên thị trường, tuy nhiên số lượng giao dịch ở mức rất thấp bởi đại dịch và pháp lý của loại hình này. Tỷ lệ tiêu thụ condotel chỉ đạt 39% nguồn cung mới trong quý III/2020.

condotel
Không phát sinh nhiều giao dịch ở loại hình condotel

Nhà đầu tư BĐS du lịch nghỉ dưỡng cần có những chiến lược tập trung khách nội địa

Theo các chuyên gia, thị trường du lịch và BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam những tháng cuối năm và trong tương lai gần sẽ phụ thuộc chủ yếu vào lượng khách nội địa.

Ông Mauro Gasparotti (Savills Thái Bình Dương) nhấn mạnh: Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam thực tế đã bắt đầu quá trình hồi phục, điều này có được từ sự manh nha trở lại của dòng khách nội địa và cần tập trung đẩy mạnh thị trường này bằng cách đảm bảo an toàn cho du khách khi đi du lịch.

Có thể mất 2-3 năm thị trường bất động sản nghỉ dưỡng mới phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch dù đang có những dấu hiệu khả quan. Vì vậy, các nhà đầu tư cần tập trung vào lượng khách nội địa với các chiến lược đặc biệt để phục hồi thị trường.

Kỳ vọng gì cho BĐS nghỉ dưỡng năm 2021?

Theo các chuyên gia nhận định, chỉ cần kiểm soát dịch thành công, BĐS nghỉ dưỡng  năm 2021 và những năm sau sẽ là phân khúc trỗi dậy nhanh nhất.

Các chuyên gia cũng nhận định, năm 2021, những thị trường quen thuộc như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Nha Trang, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hạ Long vẫn là nơi duy trì thế mạnh du lịch từ cảnh quan môi trường thiên nhiên, di sản văn hóa - lịch sử,…

binh-thuan
Cảnh quan thiên nhiên Bình Thuận dự báo hút khách du lịch trong nước thời gian tới

Đồng thời, những thị trường mới như: Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị,… với lợi thế thiên nhiên, môi trường còn hoang sơ, chưa bị khai phá nhiều nên sẽ thu hút du khách. Cùng lúc đó, các chủ đầu tư lớn đang đổ bộ vào đây với năng lực triển khai dự án tốt hơn từ: Quy mô dự án, quy hoạch bài bản các phân khu chức năng, hạ tầng tiện ích,… đặc biệt là tạo ra thêm các giá trị mới cho du lịch và phát triển đô thị.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam nhìn nhận, mặc dù Việt Nam bị sụt giảm khách quốc tế, nhưng đây vẫn là thị trường cơ hội cho các nhà đầu tư. Nguyên nhân là do chúng ta có tiềm năng rất lớn về du lịch.

Thực tế trong trung hạn, với trên 20 triệu khách quốc tế tới Việt Nam mỗi năm có thời gian nghỉ trung bình từ 5 - 7 ngày cho mỗi kỳ nghỉ, khách trong nước khoảng 85 triệu người có thời gian nghỉ từ 3 - 4 ngày, du lịch Việt Nam sẽ còn cần thêm nhiều hơn nữa các dự án đầu tư theo dạng quần thể, tích hợp cả du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm. Do đó có thể thấy cơ hội cho mảng BĐS du lịch trong năm 2021 còn rất nhiều.

Nhận định về BĐS du lịch nghỉ dưỡng thời gian tới, các chuyên gia dự báo rằng trong năm 2021 thị trường này sẽ có rất nhiều những kỳ vọng khác nhau về tăng trưởng kinh tế, nhưng con số chung vẫn là từ 6 - 7%. Với nền tảng đó, thị trường BĐS sẽ có sự tăng trưởng ở tất cả các phân khúc. Những địa phương phát triển BĐS nghỉ dưỡng tốt phải kể đến một số tỉnh, thành giáp ranh với Hà Nội, Tp.HCM và một số tỉnh có bờ biển đẹp sẽ có kết quả giao dịch khởi sắc hơn, đồng thời thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư.


Liên hệ